Năm 2011

ThS. Tiết Minh Tuyết - Viện Năng Lượng
1. Tóm tắt
Hiện nay trên thế giới việc sử dụng giá điện để điều chỉnh chế độ tiêu thụ điện của các hộ phụ tải được thực hiện khá phổ biến, và thường đi kèm với các chương trình sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả... Để xây dựng được biểu giá điện phù hợp và phục vụ cho việc dự báo phụ tải điện chính xác hơn, cần có sự nghiên cứu phân tích đánh giá được tác động ảnh hưởng giữa giá điện và các thành phần tiêu thụ điện trong thực tế.
GS.TS. Lã Văn Út - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
TS. Nguyễn Đức Hạnh - Viện Năng lượng - Bộ Công Thương.

Cùng với tiến trình ngành điện chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường, khách hàng ngày càng quan tâm và đòi hỏi cao hơn về chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện (ĐTCCCĐ). Để đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng này, ngay từ giai đoạn thiết kế, quy hoạch lưới điện cần phải có các tính toán, đảm bảo ĐTCCCĐ cho các hộ phụ tải. Bài báo này giới thiệu phương pháp đồ thị giải tích tính toán ĐTCCCĐ, áp dụng cho các lưới điện trung áp (sơ đồ hình tia có nguồn dự phòng). Phương pháp dựa trên mô hình phân chia các hộ phụ tải theo khu vực, thiết lập các ma trận cấu trúc, thể hiện mối liên hệ giữa các khu vực, giữa nguồn cung cấp với các khu vực, từ đó xác định các chỉ tiêu ĐTCCCĐ. Phương pháp có xét đến ảnh hưởng thời gian tác động của thiết bị phân đoạn (TBPĐ), thứ tự ưu tiên cấp điện từ các nguồn dự phòng có công suất hữu hạn.

Đề tài: Bài toán kinh tế - kỹ thuật trong truyền tải điện một chiều và xoay chiều, ứng dụng vào hệ thống điện Việt Nam. Mã số: I148. Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Mạnh Cường.
Tác giả : 
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện Năng lượng
ThS. Nguyễn Anh Dũng, Viện Năng lượng
1.     Tóm tắt :
Đề tài tập trung vào việc đánh giá và phân tích các phương pháp xác định giá truyền tải điện và các phương thức chống tắc nghẽn trong điều kiện liên kết thị trường điện. Đề xuất phương pháp tính giá truyền tải và phương thức chống tắc nghẽn áp dụng cho thị trường điện Việt Nam trong giai đoạn phát triển thị trường bán buôn cạnh tranh cũng như các cấp độ phát triển cao hơn của thị trường.
“Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp”
ThS. Lê Việt Cường – Phòng phát triển HTĐ, Viện Năng lượng
Tóm tắt: Đề tài này sẽ đưa ra những đề xuất đối với yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp trong hệ thống điện Việt Nam. Phần đầu giới thiệu tổng quan về các loại nguồn điện phân tán chính hiện có trên thế giới, một số đặc điểm chính của những loại nguồn điện này và sự xuất hiện của chúng trong hệ thống điện Việt Nam. Phần tiếp theo sẽ trình bày lợi ích, ảnh hưởng về kĩ thuật của nguồn điện phân tán đến hệ thống điện.
Tác giả : ThS Vũ Thanh Hải

Trưởng phòng Kỹ thuật điện cao áp - Viện Năng lượng

Tóm tắt : Bài báo tập trung phân tích khả năng phục hồi các tính chất cách điện của cách điện composite khi chịu các tác động phá huỷ, trong đó nhấn mạnh tới các tác động phá hủy có khả năng xảy ra tại môi trường vận hành Việt Nam qua một số nghiên cứu cụ thể. Điều tra về sử dụng sứ cách điện composite trong hệ thống điện Việt Nam. Phân tích đánh giá các đặc tính của cách điện composite trong điều kiện vận hành tại Việt Nam, đưa ra các nhận định về ưu nhược điểm của chúng. Nghiên cứu và đề xuất về khả năng chế tạo, chuyển giao công nghệ và ứng dụng cách điện composite tại Việt Nam.

Phạm Hồng Vân - Kỹ sư, nghiên cứu viên chính

Trung tâm NLTT và CCPTS- Viện Năng lượng

Năm 2010, Trung tâm NLTT và CCPTS, Viện Năng lượng đã thực hiện đề tài ”Nghiên cứu đề xuất ứng dụng năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng cho các đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa”. Đây là một nghiên cứu thiết thực, đáp ứng nhu cầu NL cấp bách cho một đối tượng đặc biệt, đó là tập thể chiến sỹ biên phòng, sống ở vùng không được sử dụng điện từ lưới điện Quốc gia, điều kiện sinh sống gian khổ, góp phần tiết kiệm NK bằng các dạng NLTT tại chỗ và thân thiện với môi trường.

PGS.TS NGuyễn Danh Oanh
KS. Đặng Xuân Hanh
Tính toán ổn định đập bê tông trọng lực được chia thành hai hướng chính. Hướng thứ nhất là tính toán theo hệ thống tiêu chuẩn Nga- Việt và hướng thứ hai theo tiêu chuẩn của Mỹ. Tuy vậy, tính toán ổn định có xét đến sự hình thành hố xói sau công trình tháo lũ còn ít được đề cập và chưa có hướng dẫn cụ thể nào. Bài viết này phân tích tổng quan các phương pháp nêu trên và ứng dụng tính  ổn định trượt phẳng và trượt sâu khi xem xét tới ảnh hưởng của việc hình thành hố xói sau công trình tháo lũ. Kết quả tính toán ổn định đập bê tông cho thấy hệ số ổn định của đập suy giảm khi hố xói bắt đầu phát triển vào chân đập, mức độ suy giảm hệ số ổn tùy thuộc vào sự phát triển ăn sâu của xói vào nền đập và có khả năng làm mất an toàn đập.


  • Green Energy

  • Clean Energy