Năm 2012

GS.TS. Lã Văn Út - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
TS. Nguyễn Đức Hạnh - Viện Năng lượng, Bộ Công Thương
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân và nhu cầu sử dụng điện năng, yêu cầu về chất lượng cung cấp điện (CCĐ) ngày một tăng cao. Việc lựa chọn các thông số lưới điện nhằm nâng cao chất lượng CCĐ có vai trò quan trọng trong các bài toán quy hoạch, thiết kế, vận hành hệ thống cung cấp điện (HTCCĐ).
ThS. Nguyễn Minh Bảo
Viện Năng lượng - Bộ Công Thương
 
Biến đổi khí hậu (BĐKH) do hiệu ứng nhà kính gây nên, dẫn đến gia tăng về nhiệt độ không khí, lượng mưa, các biểu hiện về thời tiết cực đoan, bão, lụt ở các khu vực và nước biển dâng, đã tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động về kinh tế và đời sống, đặc biệt là môi trường tự nhiên, tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng và cơ sở hạ tầng, trong đó có ngành điện. Chính vì vậy, việc điều tra, đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cho ngành điện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương.
TS. Nguyễn Hữu Kiên
Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia Điện cao áp
Viện Năng lượng-Bộ Công Thương
 
Sự phát triển của hệ thống điện (HTĐ) cũng không tránh khỏi sự tác động của nó đối với môi trường, môi sinh. Đối với thiết bị điện và các đường dây (ĐD) truyền tải cấp điện áp càng cao, sự tác động của chúng đối với môi trường xung quanh càng thể hiện rõ nét. Ở đây vấn đề được dư luận và công chúng quan tâm chính là ảnh hưởng của điện trường (ĐT) đối với môi trường, môi sinh.
ThS. Trần Vũ
KS. Nguyễn Huy Thắng
Viện Năng lượng
Bài viết nêu kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá số liệu thí nghiệm mô hình thủy lực một số công trình thuỷ lợi, thuỷ điện do Viện Năng lượng và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện. Từ đặc điểm bố trí công trình thủy công, số liệu thí nghiệm mô hình thủy lực, các đại lượng về vận tốc, áp suất, sóng hạ lưu... nhóm nghiên cứu đã rút ra một số kết luận, kiến nghị của đề tài, là cơ sở khoa học và thực tiễn đối với bài toán thiết kế công trình tiêu năng đáy sau tràn xả lũ.
Trên thế giới đã có rất nhiều nước có mô hình hệ thống năng lượng (HTNL) để nghiên cứu tối ưu hệ thống  cung-cầu. Có rất nhiều mô hình khác nhau có thể sử dụng, tuy nhiên không có mô hình nào là hoàn hảo và hầu như các mô hình đưa ra đều được lập trình cho các nước phát triển, với một hệ thống cơ sở dữ kiệu đầy đủ và chuẩn, cấu trúc nền kinh tế và HTNL ổn định, vai trò NL tái tạo nhỏ không đáng kể. Hơn nữa khó có thể thay đổi lồng ghép các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, những thay đổi cụ thể đặc thù của Việt Nam vào các mô hình dưói dạng “tool-box”.
Tràn xả lũ thủy điện công trình thuỷ lợi, thuỷ điện thường có tỷ lưu lớn, hạ lưu tràn là sông cong, có đường giao thông và dân sinh sống ở bờ sông. Do đó việc nghiên cứu thí nghiệm mô hình thủy lực lựa chọn kết cấu mũi phun tràn để giảm xói lở và gia cố hạ lưu là cần thiết.
Quy mô nguồn – tải hệ thống điện tăng, dòng điện ngắn mạch (DNM) có xu hướng tăng theo. Hiện nay, trong khu vực Miền Đông Nam bộ, một số thanh cái 220 kV đã phải tách ra nhằm tránh DNM vượt ngưỡng cho phép 40 kA [1]. Những năm tới, nhiều nguồn điện lớn được đưa vào vận hành, nếu không có những giải pháp hợp lý, DNM tăng cao sẽ xảy ra trên diện rộng, làm mất an toàn vận hành của thiết bị.
Nghiên cứu về sự cố nặng là chủ đề quan trọng trong mấy chục năm nay, đặc biệt sau sự cố Fukushima ở Nhật Bản. Việc sử dụng các chương trình tính toán thủy nhiệt như SCDAP/RELAP, MELCOR, MAAP [1,2,3] … để phân tích an toàn đã được áp dụng từ lâu đối với lò Phương Tây.  Với lò VVER, gần đây bên cạnh các công cụ tính toán của Nga, các chương trình RELAP/SCDAP, CATHARE, MELCOR, ASTEC v.v. đã được sử dụng để phân tích sự cố nặng.



TS. Nguyễn Hữu Kiên
ThS. Vũ Thanh Hải
Viện Năng lượng – Bộ Công Thương
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình già hóa cách điện của vật liệu composite nền nhựa epoxy cốt sợi thủy tinh bằng mô hình thí nghiệm lão hóa tăng tốc. Quá trình khuyếch tán của nước vào trong các mẫu vật liệu này được mang ra nghiên cứu và phân tích dưới góc độ về vật liệu kỹ thuật điện. Phương pháp phổ điện môi là một phương pháp kỹ thuật phù hợp để chẩn đoán cách điện và là phương pháp chẩn đoán không phá hủy cách điện, nhưng có khả năng cung cấp thông tin hiện thời của hệ cách điện. Qua đó xác định đặc trưng kết quả lão hóa do nhiệt độ - độ ẩm cao, nhận biết hậu quả của nó đối với cách điện và đánh giá sự lão hóa của vật liệu cách điện.
TS. Nguyễn Hữu Kiên; 
ThS. Vũ Thanh Hải; 
KS. Trần Việt Sơn
Viện Năng lượng – Bộ Công Thương

Bài báo nhằm xây dựng quy trình thử nghiệm điện áp xoay chiều (AC) tăng cao tần số công nghiệp cho Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia Điện cao áp (HVLAB), dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết cơ bản về kỹ thuật điện cao áp và các đặc tính kỹ thuật của hệ thống thử nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp (AC Dielectric Test Set Type 600CD) do Phenix sản xuất.

Phạm Hồng Vân - Kỹ sư, nghiên cứu viên chính
Trung tâm NLTT và CCPTS- Viện Năng lượng

Năm 2010, Trung tâm NLTT và CCPTS, Viện Năng lượng đã thực hiện đề tài ”Nghiên cứu đề xuất ứng dụng năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng cho các đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa”. Đây là một nghiên cứu thiết thực, đáp ứng nhu cầu NL cấp bách cho một đối tượng đặc biệt, đó là tập thể chiến sỹ biên phòng, sống ở vùng không được sử dụng điện từ lưới điện Quốc gia, điều kiện sinh sống gian khổ, góp phần tiết kiệm NK bằng các dạng NLTT tại chỗ và thân thiện với môi trường.


  • Green Energy

  • Clean Energy