Đề án, Dự án

Trung tâm Tư vấn Năng lượng và chuyển giao công nghệ (Trung tâm 1) - Viện Năng lượng
Ngày 31 tháng 5 năm 2022, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cùng các đơn vị liên quan đã đóng điện kỹ thuật thành công Sân phân phối (SPP) 500kV Quảng Trạch.
Trung tâm Tư vấn Năng lượng và chuyển giao công nghệ (Trung tâm 1) - Viện Năng lượng
Ngày 31 tháng 5 năm 2022, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cùng các đơn vị liên quan đã đóng điện kỹ thuật thành công Đường dây 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Dốc Sỏi và Sân phân phối 500kV Quảng Trạch. 
                                                                                                       Trung tâm 1 – Viện Năng lượng
Ngày 18/5/2021, tại Trạm biến áp 220kV Thanh Nghị (thôn Nham Kênh, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đóng điện xung kích thành công máy biến áp thứ 2, nâng tổng dung lượng trạm lên 2x250MVA.
Trung tâm Tư vấn năng lượng & Chuyển giao công nghệ (TT1), Viện Năng lượng, Bộ Công Thương
Ngày 12/01/2021, tại trạm 500kV Nho Quan (xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đóng điện thành công máy biến áp Xi’an AT2 500kV-900MVA.
                                                                         Trung tâm tư vấn năng lượng và chuyển giao công nghệ - Viện Năng lượng
Ngày 26/12/2020, tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu và đóng điện máy biến áp (MBA) AT2 (220 kV - 250 MVA), hoàn thành công trình Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220 kV Quỳnh Lưu, nâng tổng công suất của Trạm lên 500 MVA (2 x 250).
Các công trình hợp tác quốc tế (Một số công trình các năm gần đây)
Năng lượng mặt trời (NLMT) là nguồn năng lượng lớn nhất mà con người có thể tận dụng được: đó là nguồn năng lượng sạch, gần như vô tận, dễ dàng ứng dụng ở nhiều nơi.
Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT.
Với vị trí địa lý, khí hậu và các hoạt động nông nghiệp đã tạo ra cho Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ nói riêng có một tiềm năng dồi dào và khá đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) có thể khai thác và sử dụng như thủy điện, sinh khối (SK), gió, mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng mới khác. Tuy nhiên, đến nay việc khai thác và sử dụng NLTT thực sự có hiệu quả, hiệu suất cao trong sản xuất năng lượng (NL) nói chung và điện năng nói riêng tại vùng quy hoạch còn hạn chế so với tiềm năng. 
Ở Việt Nam (với 80 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp) có nhiều nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng. Hiện nay chỉ có một phần nhỏ sinh khối (chiếm 1% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở Việt Nam) được sử dụng cho sản xuất năng lượng.
Trong giai đoạn 2005 - 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt nam tăng 10%/năm đến năm 2025. Do đó Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của Năng lượng tái tạo và lập Tổng sơ đồ phát triển Năng lượng tái tạo dài hạn. 
  • Green Energy

  • Clean Energy